Thứ năm, 21/11/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Định danh một số loài mạt bụi nhà phân lập ở Việt Nam bằng phương pháp sinh học phân tử
Nghiên cứu sự thay đổi năng lực sức khỏe tâm thần về trầm cảm và rối loạn lo âu của giáo viên trung học phổ thông tại Hà Nội năm 2024
Chỉ số nhân trắc của học sinh dân tộc Gia Rai và Ba Na so với dân tộc Kinh tại trường trung học phổ thông tỉnh Gia Lai, năm 2022
Vi rút SARS-CoV-2 gây đại dịch COVID-19 lây truyền qua đường nào?
Đường không khí (tiếp xúc với dịch tiết hầu họng)
Qua đường máu
1. Mục đích bình duyệt
  • Chọn ra các bản thảo có chất lượng để công bố trên tạp chí Y học dự phòng;
  • Tính năng chính của việc bình duyệt:
+ Sàng lọc: đảm bảo công trình nghiên cứu được thẩm định trước khi công bố;
+ Tăng chất lượng của công trình nghiên cứu: nhấn mạnh được những kết quả nổi bật của nghiên cứu, giúp tác giả phát hiện và chỉnh sửa những lỗi không mong muốn.
+ Kiểm tra tình trạng đạo văn/tự đạo văn: Đảm bảo bản thảo khi nộp cho tạp chí có tỷ lệ giống nhau dưới 20% so với những công trình/tài liệu đã công bố trước đó.
 
2. Yêu cầu đối với chuyên gia bình duyệt
  • Chỉ chấp nhận bình duyệt khi nội dung bản thảo đúng chuyên môn của mình;
  • Có thời gian để đọc kỹ nội dung bản thảo và viết nhận xét;
  • Không nhận bình duyệt nếu có bất kỳ sự xung đột tiềm tàng nào đối với chủ đề nghiên cứu của bản thảo hoặc với tập thể tác giả;
  • Chuyên gia bình duyệt khi chấp nhận bình duyệt phải giữ kín thông tin về nội dung bản thảo và thông tin tác giả. Không chia sẻ nội dung bản thảo cho người khác;
  • Không liên lạc trực tiếp với (các) tác giả bản thảo.

3. Tiêu chí bình duyệt
 3.1 Tính sáng tạo
  • Tính mới, sự hấp dẫn và hàm lượng khoa học của chủ đề nghiên cứu có đủ để chấp nhận đăng trên tạp chí Y học dự phòng không?
  • Nội dung có lặp lại những nghiên cứu đã công bố trước đây hay không? (nếu có, xin đưa ra minh chứng để Ban biên tập được biết)
3.2 Cấu trúc bản thảo
  • Các phần chính có được sắp xếp một cách rõ ràng và tuân theo thể lệ đăng bài của tạp chí không? (Tiêu đề, Tên tác giả, cơ quan công tác, Tóm tắt tiếng Việt, Đặt vấn đề, Phương pháp, Kết quả, Bàn luận, Kết luận, Tóm tắt tiếng Anh)
  • Tiêu đề: có rõ ràng, ngắn gọn và phù hợp với nội dung nghiên cứu không?
  • Tóm tắt: có phản ánh được toàn bộ nội dung bản thảo hay không?
  • Đặt vấn đề:
+ Dẫn dắt đến chủ đề nghiên cứu có hợp lý không?
+ Có nêu ra được câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu không?
+ Mục tiêu nghiên cứu có phù hợp không?
  • Phương pháp nghiên cứu:
+ Thiết kế nghiên cứu có phù hợp để trả lời các câu hỏi đặt ra hay không?
+ Tiêu chí lựa chọn đối tượng nghiên cứu có phù hợp không?
+ Cách lấy mẫu có phù hợp và chuẩn xác không?
+ Có làm rõ được cách thu thập thông tin nghiên cứu hay không?
+ Nếu là những phương pháp nghiên cứu mới, các thông tin có được giải thích chi tiết không?
+ Có chứng minh được khả năng lặp lại của phương pháp hay không?
+ Các nội dung nghiên cứu có được sắp xếp một cách hợp lý không?   
  • Kết quả:
+ Các kết quả đưa ra có trả lời cho mục tiêu nghiên cứu không?
+ Phân tích kết quả có được tiến hành hợp lý không?
+ Số liệu thống kê có chính xác không?
+ Hình ảnh, bảng biểu trình bày có phản ánh đúng kết quả nghiên cứu không?
+ Hình thức trình bày có hợp lý và đúng với qui định không?
  • Bàn luận:
+ Tác giả có giải thích thỏa đáng và khoa học về các kết quả đã được trình bày trong phần Kết quả không?
+ Tác giả có so sánh kết quả thu được với những kết quả nghiên cứu trước đó (nếu có) hay  không?
  • Kết luận:
+ Kết luận có đưa ra đánh giá, nhận xét khái quát dựa trên những kết quả nghiên cứu hay không?
+ Có cho biết những đóng góp về khoa học và thực tiễn (tính mới/cảnh báo/lời khuyên/kinh nghiệm) cho chuyên ngành hay không?
  • Tiêu đề và tóm tắt bằng tiếng Anh:
+ Tác giả có dịch sát nghĩa, đúng ngữ pháp và theo đúng văn phong khoa học so với phần tiêu đề và tóm tắt tiếng Việt hay không?
  • Tài liệu tham khảo:
+ Tài liệu tham khảo có đủ tin cậy và/hoặc liên quan trực tiếp đến vấn đề mà bản thảo đề cập hay không? (đề nghị chỉ ra những tài liệu không hợp lý)
+ Cách trình bày tài liệu tham khảo có đúng theo quy định của tạp chí hay không?
 
3.3 Đạo đức nghiên cứu
  • Có hiện tượng sao chép (đạo văn/tự đạo văn), giả số liệu hay công trình đã gửi đăng hay đã được đăng tải trên một tạp chí khác (cả trong nước và quốc tế) không?
  • Minh chứng đã được thông qua Hội đồng đạo đức Y sinh học (nếu có)?

4. Nhận xét chung gửi Ban biên tập 
  • Nhận xét chung về bài báo: giá trị khoa học và thực tiễn, phương pháp, kết quả nổi bật và hạn chế của công trình nghiên cứu.
  • Đánh giá bản thảo ở một trong 4 mức độ: (1) Đồng ý cho đăng, không cần chỉnh sửa; (2) Đồng ý cho đăng, cần chỉnh sửa, phản biện lại; (3) Đồng ý cho đăng, cần chỉnh sửa, không cần phản biện lại; (4) Không đồng ý cho đăng.
 
Xin chân thành cảm ơn Chuyên gia bình duyệt đã dành thời gian để đọc các tiêu chí bình duyệt cho công trình gửi đăng trên Tạp chí Y học dự phòng
Ngày 14 – 15/6/2024 Hội Thính học Việt Nam đã phối hợp cùng Liên Chi hội Thính học Thành phố Hồ Chí Minh, Liên Chi hội Tai Mũi Họng Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam tổ chức Hội nghị Khoa học Thính Học – Tai Mũi Họng Quốc tế lần thứ III
Website tcyhdp.vjpm.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log