Thứ tư, 04/12/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Định danh một số loài mạt bụi nhà phân lập ở Việt Nam bằng phương pháp sinh học phân tử
Nghiên cứu sự thay đổi năng lực sức khỏe tâm thần về trầm cảm và rối loạn lo âu của giáo viên trung học phổ thông tại Hà Nội năm 2024
Chỉ số nhân trắc của học sinh dân tộc Gia Rai và Ba Na so với dân tộc Kinh tại trường trung học phổ thông tỉnh Gia Lai, năm 2022
Vi rút SARS-CoV-2 gây đại dịch COVID-19 lây truyền qua đường nào?
Đường không khí (tiếp xúc với dịch tiết hầu họng)
Qua đường máu

Tình hình bệnh dại 6 tháng đầu năm 2013

Cập nhật lúc 13:29 28/09/2013
Trong tháng 6 cả nước đã ghi nhận thêm 09 ca tử vong do bệnh dại, giảm 6 ca so với cùng kỳ 2012 (15 ca). Phần lớn các ca tử vong là ở các tỉnh miền núi phía Bắc gồm: Nghệ An (2), Điện Biên (2), Tuyên Quang (1), Yên Bái (1), Vĩnh Phúc (1); các khu vực khác có 2 ca là Long An (1), Gia Lai (1). Cả 9 trường hợp tử vong trong tháng 6 đều không tiêm phòng sau khi bị chó cắn.

Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm từ động vật lây sang người, gây ra do vi rút dại (Rabies virus). Loài động vật chính mắc và làm lây truyền bệnh dại cho người là chó nhà. Phương thức lây truyền chính là qua vết cắn hoặc cào của con vật mang vi rút dại, hoặc có thể lây nhiễm khi người tiếp xúc trực tiếp với con vật hay qua các đồ vật có nhiễm vi rút dại trên bề mặt. Giết mổ hoặc chế biến thịt của con chó mắc và chết do bệnh dại cũng là một trong những nguyên nhân làm nhiễm bệnh. Bệnh phát triển quanh năm, song thường tập trung cao hơn vào mùa nắng nóng. Hiện bệnh dại trên người đang có xu hướng tăng cao ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam.

Tình hình tử vong do bệnh dại đến hết quý II năm 2013
Trong tháng 6 cả nước đã ghi nhận thêm 09 ca tử vong do bệnh dại, giảm 6 ca so với cùng kỳ 2012 (15 ca). Phần lớn các ca tử vong là ở các tỉnh miền núi phía Bắc gồm: Nghệ An (2), Điện Biên (2), Tuyên Quang (1), Yên Bái (1), Vĩnh Phúc (1); các khu vực khác có 2 ca là Long An (1), Gia Lai (1). Cả 9 trường hợp tử vong trong tháng 6 đều không tiêm phòng sau khi bị chó cắn. Như vậy cả nước trong 6 tháng đã ghi nhận 49 ca tử vong, giảm 08 ca tử vong so với cùng kỳ năm 2012 (57 ca).

Trong tổng số 49 trường hợp tử vong do bệnh dại: nam giới chiếm 60,5%, người dân tộc thiểu số chiếm 44,7%, trẻ em chiếm 21%. Tất cả các trường hợp này đều không tiêm vắc xin phòng dại sau khi bị chó tấn công. Nguyên nhân không đi tiêm phòng chủ yếu là do ý thức chủ quan cho rằng chó nhà nên không cần tiêm chiếm 80%, 3 trường hợp không hiểu biết về bệnh dại, 3 trường hợp không rõ nguyên nhân và đặc biệt vẫn còn 4 trường hợp sử dụng thuốc nam để điều trị bệnh dại.
 

Đến hết quý II, cả nước có 18 tỉnh có tử vong do bệnh dại tăng 2 tỉnh so với cùng kỳ năm 2012 (16 tỉnh). Trong đó, 13/18 tỉnh là của khu vực miền Bắc và có số ca tử vong cao nhất (42/49 trường hợp tử vong). Miền Nam ghi nhận 5 trường hợp, Tây Nguyên 2 trường hợp và miền Trung chưa ghi nhận ca tử vong do dại.

Tình hình tiêm phòng bệnh dại
Trong tháng 6/2013, cả nước đã ghi nhận thêm 29.920 người đến tiêm phòng tại các điểm tiêm phòng vắc xin phòng bệnh dại trên cả nước, giảm 3% so với cùng kỳ 2012 (30.743 người). Cộng dồn 6 tháng, có 173.753 người đi tiêm phòng, giảm 7% so với cùng kỳ 2012 (186.378 người).
Miền Nam là khu vực duy trì số người đi tiêm phòng vắc xin dại cao nhất. Có sự giảm nhẹ số người đi tiêm phòng dại ở khu vực miền Bắc, miền Trung và Tây Nguyên. Miền Nam tăng 43,4% so với tháng trước đó. Mọi thông tin về giám sát, báo cáo ca bệnh, tư vấn phòng, chống bệnh dại trên người và ở động vật xin liên lạc với Chương trình khống chế và loại trừ bệnh dại-Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương.
Hoàng Văn Tân, Nguyễn Thị Thanh Hương
Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương
Ngày 14 – 15/6/2024 Hội Thính học Việt Nam đã phối hợp cùng Liên Chi hội Thính học Thành phố Hồ Chí Minh, Liên Chi hội Tai Mũi Họng Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam tổ chức Hội nghị Khoa học Thính Học – Tai Mũi Họng Quốc tế lần thứ III
Website tcyhdp.vjpm.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log