Thứ năm, 21/11/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Định danh một số loài mạt bụi nhà phân lập ở Việt Nam bằng phương pháp sinh học phân tử
Nghiên cứu sự thay đổi năng lực sức khỏe tâm thần về trầm cảm và rối loạn lo âu của giáo viên trung học phổ thông tại Hà Nội năm 2024
Chỉ số nhân trắc của học sinh dân tộc Gia Rai và Ba Na so với dân tộc Kinh tại trường trung học phổ thông tỉnh Gia Lai, năm 2022
Vi rút SARS-CoV-2 gây đại dịch COVID-19 lây truyền qua đường nào?
Đường không khí (tiếp xúc với dịch tiết hầu họng)
Qua đường máu

Hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng đối với trẻ em

Cập nhật lúc 01:29 08/03/2014
Tạp chí Y học dự phòng số 12/2013 xin giới thiệu cùng Quý độc giả văn bản hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng đối với trẻ em của Bộ Y tế mới ban hành 2/1/2014, hướng dẫn này nhằm mục đích giảm tối đa phản ứng bất lợi có liên quan tới tiêm chủng trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng.
HƯỚNG DẪN KHÁM SÀNG LỌC TRƯỚC TIÊM CHỦNG ĐỐI VỚI TRẺ EM
[Ban hành kèm theo Quyết định số 04/QĐ-BYT ngày 02/01/2014]
 
 I. Mục đích của khám sàng lọc
Nhằm phát hiện trường hợp bất thường cần lưu ý để quyết định cho trẻ tiêm chủng hay không tiêm chủng vắc xin.
 
II. Các trường hợp chống chỉ định và tạm hoãn tiêm chủng vắc xin
1. Các trường hợp chống chỉ định:
• Trẻ có tiền sử sốc hoặc phản ứng nặng sau tiêm chủng vắc xin lần trước như: sốt cao trên 390C kèm co giật hoặc dấu hiệu não/màng não, tím tái, khó thở.
• Trẻ có tình trạng suy chức năng các cơ quan (như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan, …).
• Trẻ suy giảm miễn dịch (HIV/AIDS, bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh) chống chỉ định tiêm chủng các loại vắc xin sống.
• Các trường hợp chống chỉ định khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc xin.
2. Các trường hợp tạm hoãn
• Trẻ mắc các bệnh cấp tính, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng.
• Trẻ sốt ≥ 37,5OC hoặc hạ thân nhiệt ≤ 35,50C (đo nhiệt độ tại nách).
• Trẻ mới dùng các sản phẩm globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng trừ trường hợp trẻ đang sử dụng globulin miễn dịch điều trị viêm gan B.
• Trẻ đang hoặc mới kết thúc liều điều trị corticoid (uống, tiêm) trong vòng 14 ngày.
• Trẻ sơ sinh có cân nặng dưới 2000g.
• Các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc xin.
 
III. Tổ chức thực hiện
1. Người thực hiện
- Bác sỹ, y sĩ : trực tiếp thăm khám cho trẻ và ghi các thông tin của trẻ , trực tiếp đo và ghi kết quả nhiệt độ của trẻ khi không có điều dưỡng viên, hộ sinh viên.
- Điều dưỡng viên, hộ sinh viên: Ghi các thông tin của trẻ, trực tiếp đo và ghi kết quả nhiệt độ của trẻ.
 
2. Phương tiện
- Nhiệt kế
- Ống nghe
- Bảng kiểm trước tiêm chủng cho trẻ em (phụ lục I)
- Bảng kiểm trước tiêm chủng cho trẻ sơ sinh (phụ lục II)
 
3. Các bước thực hiện khám sàng lọc trước tiêm chủng
Các bước thực hiện và điền theo bảng kiểm trước tiêm chủng bao gồm:
- Hỏi tiền sử và các thông tin có liên quan
- Đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại
- Kết luận
 
4. Ghi chép việc khám sàng lọc và lưu bảng kiểm
a. Đối với trẻ được khám sàng lọc tại bệnh viện:
- Trường hợp bệnh viện sử dụng bệnh án riêng cho trẻ sơ sinh: toàn bộ nội dung khám sàng lọc (như bảng kiểm) và y lệnh chỉ định tiêm phải được ghi trong hồ sơ bệnh án.
- Trường hợp bệnh viện không sử dụng bệnh án riêng cho trẻ sơ sinh: toàn bộ nội dung khám sàng lọc được ghi theo bảng kiểm. Bảng kiểm được lưu trong hồ sơ bệnh án.
- Thời gian lưu theo quy định lưu hồ sơ bệnh án.
 
b. Đối với trẻ được khám sàng lọc tại các điểm tiêm chủng khác (trừ bệnh viện): toàn bộ nội dung khám sàng lọc được ghi theo bảng kiểm. Lưu tại các điểm tiêm chủng.
Thời gian lưu: 15 ngày.
 

Dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia
Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương
Thông tin khác:
Ngày 14 – 15/6/2024 Hội Thính học Việt Nam đã phối hợp cùng Liên Chi hội Thính học Thành phố Hồ Chí Minh, Liên Chi hội Tai Mũi Họng Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam tổ chức Hội nghị Khoa học Thính Học – Tai Mũi Họng Quốc tế lần thứ III
Website tcyhdp.vjpm.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log