Thứ bảy, 23/11/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Định danh một số loài mạt bụi nhà phân lập ở Việt Nam bằng phương pháp sinh học phân tử
Nghiên cứu sự thay đổi năng lực sức khỏe tâm thần về trầm cảm và rối loạn lo âu của giáo viên trung học phổ thông tại Hà Nội năm 2024
Chỉ số nhân trắc của học sinh dân tộc Gia Rai và Ba Na so với dân tộc Kinh tại trường trung học phổ thông tỉnh Gia Lai, năm 2022
Vi rút SARS-CoV-2 gây đại dịch COVID-19 lây truyền qua đường nào?
Đường không khí (tiếp xúc với dịch tiết hầu họng)
Qua đường máu

GS.TSKH Đặng Đức Trạch - người đặt nền móng cho hoạt động lồng ghép chăm sóc trẻ bệnh tại Việt Nam

Cập nhật lúc 18:09 14/04/2017
Đã có rất nhiều bài viết về cố GS.TSKH Đặng Đức Trạch – nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực vi khuẩn và miễn dịch học thế kỷ thứ XX của Việt Nam, về những cống hiến của ông trong nghiên cứu khoa học và sản xuất vắc xin phòng bệnh. Tuy nhiên, ít ai biết rằng ông cũng chính là người đặt nền móng, nhà chiến lược cho những hoạt động hướng về cộng đồng và tuyến y tế cơ sở của Việt Nam
Trong những thập niên 1980- 1990, chúng tôi chỉ là những học trò và trợ lý để triển khai các hoạt động chuyên môn theo ý tưởng của ông. Nhớ lại những năm tháng mà ngành y tế, đặc biệt là khi tuyến y tế cơ sở còn phải đối mặt với nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công việc chuyên môn. Các bệnh viện không có đủ giường nằm cho bệnh nhi, tỷ lệ tử vong và bệnh nặng phải chuyển lên tuyến trên còn cao. Kỹ năng quản lý và xử trí trẻ bệnh tại các phòng khám và trạm y tế còn thiếu và yếu. Nhờ có uy tín trong giới khoa học và kinh nghiệm tổ chức triển khai một cách hiệu quả các chương trình tiêm chủng mở rộng, phòng chống bệnh tiêu chảy quốc gia nên những đề xuất của ông cho hoạt động quản lý lồng ghép các bệnh thường gặp ở trẻ em (IMCI) đã được sự ủng hộ tích cực từ Bộ Y tế, Tổ chức y tế thế giới (WHO) và Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF).
Yếu tố thuận lợi của IMCI bao hàm toàn bộ kỹ thuật của các chương trình y tế ngành dọc như: phòng chống bệnh tiêu chảy (CDD), phòng chống bệnh hô hấp cấp (ARI), phòng chống bệnh sốt rét, phòng chống sốt xuất huyết, phòng chống suy dinh dưỡng, phòng chống giun sán, khuyến khích nuôi con bẵng sữa mẹ, tiêm chủng mở rộng...Tuy nhiên, thực tế đòi hỏi rất cao về mặt kỹ thuật. Lồng ghép không phải là ghép cơ học mà phải lựa chọn những nội dung cốt lõi có hiệu quả nhất của từng chương trình đan ghép lại một cách khoa học dựa trên những chuẩn VÀNG trong xử trí trẻ bệnh của ngành Nhi và phù hợp với điều kiện của tuyến y tế cơ sở của Việt Nam.
GS. Đặng Đức Trạch (đứng thứ 5, hàng thứ 2 từ trái sang) cùng chuyên gia, lãnh đạo các Viện và giảng viên IMCI tại Bệnh viện Nhi trung ương năm 1997
 
Để làm được việc này, ông đã hoạt động như một nhà ngoại giao tài ba, "chiêu hiền" được một đội ngũ cán bộ kỹ thuật giỏi, có kinh nghiệm, có trách nhiệm từ các Viện và các chương trình y tế cùng tham gia theo tinh thần làm THIỆN NGUYỆN (vì trẻ em ở những vùng nghèo khó). Từ đội ngũ cán bộ kỹ thuật này, IMCI Việt nam đã hoàn thiện nhanh chóng công việc thử nghiệm tài liệu đào tạo trên thực địa tại Sơn La và Sóc Trăng. Những cuộc hội thảo báo cáo kế hoạch, bảo vệ tài liệu trước hội đồng khoa học Bộ Y tế và đại diện các tổ chức quốc tế đã khẳng định được giá trị mang tính chiến lược của IMCI. Nhờ thương hiệu của IMCI, nhiều nguồn lực của các nhà tài trợ và các tổ chức phi phủ (NGO) đã hướng về cộng đồng ,cán bộ y tế tuyến cơ sở và trẻ bệnh được hưởng thành quả này. Nhiều nước trong khu vực đã cử các đoàn y tế đến thăm và học tập kinh nghiêm của Việt Nam. Các thành tố của IMCI (đào tạo nguồn nhân lực, cải thiện cơ sở y tế, cung cấp thuốc và truyền thông hướng dẫn chăm sóc trẻ bệnh tại nhà) đã được triển khai đồng bộ tại các tỉnh trên toàn quốc. Nhiều đơn vị huấn luyện IMCI đã được thiết lập tại các khu vực và các tỉnh với sự liên kết trong đào tạo của bệnh viện với các trường y và sở y tế. Các chuẩn VÀNG của IMCI cũng đã và đang được ứng dụng trong các hoạt động quản lý, đào tạo, giám sát và nghiên cứu khoa học... tại mọi nơi ở những mức độ khác nhau.
 
Tác giả và GS. Đặng Đức Trạch nhân dịp ông nhận Huân chương độc lập hạng nhì năm 2003
Những thành quả của IMCI có thể không tạo ra tiếng vang như những ca phẫu thuật hoặc ghép tạng, nhưng những triết lý và phương thức làm việc tập thể hướng về trẻ bệnh ở những vùng nghèo khó của Việt Nam luôn luôn là niềm tự hào của những ai đã từng làm việc hoặc từng có cơ hội làm việc với IMCI.
Nhân dịp kỷ niệm 20 năm triển khai hoạt động IMCI ở Việt Nam, nhiều cán bộ kỹ thuật của các viện nghiên cứu chuyên ngành, bệnh viện và giảng viên các trường y đều trân trọng và ghi nhớ hình ảnh của GS. Đặng Đức Trạch - người đã đặt nền nóng cho hoạt động này.
Bài viết này cũng như một lời tri ân của tất cả cán bộ kỹ thuật IMCI, các cán bộ y tế tuyến cơ sở và trẻ em Việt Nam nhân kỷ niệm sinh nhật lần thứ 87 của ông
PGS. Nguyễn Anh Dũng
Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương
Thông tin khác:
Ngày 14 – 15/6/2024 Hội Thính học Việt Nam đã phối hợp cùng Liên Chi hội Thính học Thành phố Hồ Chí Minh, Liên Chi hội Tai Mũi Họng Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam tổ chức Hội nghị Khoa học Thính Học – Tai Mũi Họng Quốc tế lần thứ III
Website tcyhdp.vjpm.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log