Thứ tư, 22/01/2025
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Định danh một số loài mạt bụi nhà phân lập ở Việt Nam bằng phương pháp sinh học phân tử
Nghiên cứu sự thay đổi năng lực sức khỏe tâm thần về trầm cảm và rối loạn lo âu của giáo viên trung học phổ thông tại Hà Nội năm 2024
Chỉ số nhân trắc của học sinh dân tộc Gia Rai và Ba Na so với dân tộc Kinh tại trường trung học phổ thông tỉnh Gia Lai, năm 2022
Vi rút SARS-CoV-2 gây đại dịch COVID-19 lây truyền qua đường nào?
Đường không khí (tiếp xúc với dịch tiết hầu họng)
Qua đường máu

Bộ Thông tin và Truyền thông Tổ chức Hội thảo

Cập nhật lúc 10:45 08/04/2024
Sáng 5-4, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường đối với sức khỏe và vai trò của chính sách thuế trong kiểm soát tiêu dùng. Dự Hội thảo có ông Hồ Hồng Hải - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Thông tin và Truyền thông
Sáng 5-4, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường đối với sức khỏe và vai trò của chính sách thuế trong kiểm soát tiêu dùng. Dự Hội thảo có ông Hồ Hồng Hải - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Thông tin và Truyền thông,...
Ông Hồ Hồng Hải - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế phát biểu khai mạc Hội thảo
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Ông Hồ Hồng Hải - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, đi cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội, các đồ uống có đường ngày càng phổ biến trên thị trường, việc sử dụng đồ uống có đường không hợp lý là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh thừa cân, béo phì và rối loạn chuyển hóa ở cả người trưởng thành và trẻ em, do làm tăng lượng calo nạp vào cơ thể dẫn tới gia tăng tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, cũng như các biến chứng về bệnh tim mạch, đột quỵ và tử vong.
PGS. TS Trương Tuyết Mai - Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng báo cáo
Tại Hội thảo, các báo cáo viên đến từ Viện Dinh dưỡng, Trường Đại học Y tế cộng đồng; Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam; Viện Chiến lược và Chính sách Y tế giới thiệu các chuyên đề: Mối quan hệ giữa tác hại của đồ uống có đường với bệnh thừa cân béo phì; thực trạng thừa cân, béo phì và gánh nặng bệnh tật tại Việt Nam và trên thế giới; Ước tính tác động của chính sách thuế đồ uống có đường tới giảm thiểu gánh nặng thừa cân béo phì ở Việt Nam; Bằng chứng và kinh nghiệm quốc tế về kiểm soát tiêu dùng đồ uống có đường và khuyến nghị giải pháp kiểm soát cho Việt Nam; Những lầm tưởng và sự thật về đồ uống có đường.
Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), để có thể giảm mức tiêu thụ đường và chặn đứng mức gia tăng đại dịch béo phì và đái tháo đường, các quốc gia cần thực hiện 3 nhóm giải pháp gồm: 1-Áp thuế với đồ uống có đường; 2-Hạn chế quảng cáo đồ uống có đường với trẻ em; 3-Truyền thông về tác hại của việc sử dụng đồ uống có đường không hợp lý.
Thạc sỹ Nguyễn Tuấn Lâm khuyến nghị: Việt Nam nên tạo môi trường thuận lợi để giảm tiêu thụ đồ uống có đường; quy định dán nhãn mặt trước thể hiện hàm lượng đường; nâng cao nhận thức về các lựa chọn đồ uống lành mạnh; giảm tính sẵn có của đồ uống có đường; cấm tiếp thị đồ uống có đường.
Chính vì vậy, thông qua Hội thảo, các phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí sẽ cập nhật những thông tin, kiến thức mới liên quan đến tác hại của đồ uống có đường, hệ lụy đối với sức khỏe và biện pháp quản lý tiêu dùng đối với sản phẩm này. Từ đó viết tin bài tuyên truyền giúp nâng cao hiểu biết, thay đổi nhận thức, hành vi của người dân trong sử dụng đồ uống có đường, giúp phòng, chống các yếu tố nguy cơ và dự phòng mắc bệnh không lây nhiễm...
 
Minh Thắm, Hoàng Vinh
Thông tin khác:
Thông báo số 4 (03/01/2023)
Ngày 14 – 15/6/2024 Hội Thính học Việt Nam đã phối hợp cùng Liên Chi hội Thính học Thành phố Hồ Chí Minh, Liên Chi hội Tai Mũi Họng Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam tổ chức Hội nghị Khoa học Thính Học – Tai Mũi Họng Quốc tế lần thứ III
Website tcyhdp.vjpm.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log