Thứ sáu, 27/12/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Định danh một số loài mạt bụi nhà phân lập ở Việt Nam bằng phương pháp sinh học phân tử
Nghiên cứu sự thay đổi năng lực sức khỏe tâm thần về trầm cảm và rối loạn lo âu của giáo viên trung học phổ thông tại Hà Nội năm 2024
Chỉ số nhân trắc của học sinh dân tộc Gia Rai và Ba Na so với dân tộc Kinh tại trường trung học phổ thông tỉnh Gia Lai, năm 2022
Vi rút SARS-CoV-2 gây đại dịch COVID-19 lây truyền qua đường nào?
Đường không khí (tiếp xúc với dịch tiết hầu họng)
Qua đường máu

Kết quả giám sát sốt xuất huyết Dengue khu vực miền Bắc năm 2013

Cập nhật lúc 11:00 07/07/2014
Bản tin được công bố trên Tạp chí Y học dự phòng, phụ bản số 3/2014
1. Giám sát thường xuyên
Ca mắc và ổ dịch sốt xuất huyết Dengue :
Tính đến hết năm 2013, khu vực Miền Bắc ghi nhận 4.334 ca mắc sốt xuất huyết Dengue (SXHD), tăng gấp 2 lần so với năm 2012 (2.007 ca). Các ca mắc SXHD tập trung chủ yếu tại Hà Nội (3.138 ca ; 72%). Số ca mắc SXHD tập trung chủ yếu ở người lớn > 15 tuổi (3.859 ca; 89%). Trong tất cả các ca mắc SXHD, phân độ lâm sàng chủ yếu là SXHD và SXHD có dấu hiệu cảnh báo, có 02 ca mắc SXHD nặng và có 01 ca tử vong.
Tại Hà Nội, số ca mắc SXHD tăng gấp 2 lần năm 2012 (1.368 ca), các ca mắc SXHD phân bố ở 26/29 quận, huyện. Một số quận có nhiều ca mắc SXHD nhất trong năm 2012 là Đống Đa (635 ca; 20%); Hà Đông (525 ca; 17%); Hai Bà Trưng (420 ca; 13%).
Trong năm 2013, khu vực Miền Bắc đã ghi nhận 703 ổ dịch SXHD, tại Hà Nội (696 ổ dịch) ; Hải Phòng (1 ổ dịch) ; Nghệ An (2 ổ dịch) ; Hà Tĩnh (1 ổ dịch) ; Quảng Ninh (2 ổ dịch) ; Thanh Hóa (1 ổ dịch) ; phần lớn các ổ dịch đều ở quy mô nhỏ, duy chỉ có ổ dịch tại thị trấn Cát Bà - Hải Phòng có quy mô lớn với 209 ca mắc SXHD.

Xét nghiệm:
Xét nghiệm thực hiện tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương (VSDTTƯ) và các Trung tâm Y tế dự phòng (TTYTDP) năm 2013 :
Xét nghiệm Mac – Elisa : Năm 2013, 28 tỉnh/thành phố khu vực Miền Bắc và Viện VS­DTTƯ làm được tổng số 1.277 mẫu xét nghiệm Mac – Elisa (chiếm 29% ca mắc SXHD). Có 350/1.277 mẫu dương tính (chiếm 27% tổng số mẫu). Chủ yếu tại Hà Nội (130/464 mẫu dương tính; 15%); Thanh Hóa (35/158 mẫu dương tính; 22%); Nam Định (12/107 mẫu dương tính; 11%); Hải Phòng (79/179 mẫu dương tính; 44%); Thái Bình (17/100 mẫu dương tính; 17%); Quảng Ninh (23/102 mẫu dương tính; 23%); Nghệ An (16/39 mẫu dương tính; 41%); Bắc Giang (4/47 mẫu dương tính; 9%).
Xét nghiệm RT – PCR và phân lập vi rút : Viện VSDTTƯ làm xét nghiệm RT – PCR được 438 ca mắc (chiếm 10.1% ca mắc SXHD); 138/438 mẫu xét nghiệm dương tính gồm 29 D1; 20 D2; 77 D3; 12 D4.
Như vậy, năm 2013 tại khu vực Miền Bắc ghi nhận cả 4 týp vi rút Dengue lưu hành, tuy nhiên chủ yếu là D3 (chiếm 55.8%), tiếp tới là D1 (21%); D2 (14.4%); D4 (8.8%).
Phân týp vi rút năm 2013 khác với năm 2012, năm 2012 týp vi rút chủ yếu là D1 (40.6%); tiếp đó là D2 (36.2%); D3 (18.9%); D4 (4.3%).

Côn trùng:
Năm 2013 tại khu vực Miền Bắc tính trung bình có chỉ số BI = 2; DI = 0.07. Chỉ số BI và DI ghi nhận cao nhất tại Quỳnh Lưu – Nghệ An vào tháng 8/2013 (BI = 80; DI = 1); Diễn Châu – Nghệ An (BI = 38; DI = 6); tiếp đó là Hà Đông – Hà Nội tháng 10/2013 (BI = 16; DI = 0. 81); Ba Đình – Hà Nội tháng 9/2013 (BI = 53; DI = 0.09). Nhìn chung không có sự khác biệt về mật độ và biến động quần thể muỗi truyền bệnh SXHD tại các điểm theo dõi so với năm 2012. Mật độ muỗi truyền bệnh thường tăng cao vào các tháng 7 – 10 sau đó giảm dần vào các tháng 11 – 12 trong năm (Biểu đồ 1 & 2).

2. Giám sát trọng điểm
Năm 2013, khu vực Miền Bắc thực hiện hoạt động giám sát trọng điểm tại 3 tỉnh là: Thái Bình, Hải Phòng và Nam Định. Kết quả cụ thể như sau:
+ Tại Thái Bình: Triển khai hoạt động giám sát trọng điểm SXHD tại bệnh viện đa khoa huyện Vũ Thư, bệnh viện đa khoa huyện Hưng Hà và xã Xuân Hòa huyện Vũ Thư, xã Minh Khai huyện Hưng Hà.
+ Tại Hải Phòng: Triển khai hoạt động giám sát trọng điểm tại bệnh viện đa khoa quận Hồng Bàng và 4 phường của quận Hồng Bàng là: phường Quán Toan, phường Hoàng Văn Thụ, phường Phan Bội Châu và phường Hạ Lý.
+ Tại Nam Định: Triển khai hoạt động giám sát trọng điểm tại 04 bệnh viện: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định, Bệnh viện huyện Vụ Bản, Bệnh viện huyện Trực Ninh và Bệnh viện huyện Ý Yên; 04 xã/phường: Phường Năng Tĩnh – TP. Nam Định, Phường Văn Miếu – TP. Nam Định, xã Tam Thanh – Huyện Vụ Bản, xã Phương Định – huyện Trực Ninh.
Kết quả giám sát cụ thể như sau:
- Giám sát ca bệnh (Bảng 1)
 - Giám sát chỉ số mật độ muỗi (Bảng 3)

3. Thí điểm giám sát côn trùng dựa vào tuyến xã:
Trong 6 tháng (từ tháng 7 – 12/2013), dự án SXHD miền Bắc triển khai thí điểm giám sát côn trùng dựa vào tuyến xã tại 10 xã của huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình (Nguyên Xá, Việt Hùng, Minh Lãng, Tân Phong, Tân Hòa, Duy Nhất, Hồng Phong, Hiệp Hòa, Minh Khai và Minh Quang) bao gồm các hoạt động:
- Tổ chức 01 lớp tập huấn về giám sát và định loại muỗi truyền bệnh SXHD cho các cán bộ chuyên trách SXHD huyện Vũ Thư và 10 xã của huyện Vũ Thư có triển khai mô hình giám sát.
- Hàng tháng tổ chức đoàn giám sát muỗi truyền bệnh SXHD tại 10 xã triển khai mô hình, thành phần đoàn giám sát gồm cán bộ Viện VSDTTƯ, cán bộ tỉnh, huyện, xã và người dẫn đường. Như vậy các chỉ số giám sát muỗi truyền bệnh SXHD được thu thập và cập nhật hàng tháng, từ đó đưa ra các biện pháp phòng chống muỗi truyền bệnh SXHD kịp thời, hiệu quả.
Năm 2013, tại các điểm giám sát thuộc mô hình giám sát côn trùng dựa vào tuyến xã không ghi nhận ca mắc SXHD. Giám sát muỗi truyền bệnh SXHD tại 10 xã cho thấy chỉ ghi nhận sự có mặt của muỗi Aedes albopictus với các chỉ số giám sát dưới ngưỡng gây dịch, đồng thời ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường của người dân tại các xã triển khai mô hình cũng được nâng cao rõ rệt.



 
4. Nhận định tình hình năm 2013, dự báo năm 2014
Năm 2013, nhìn chung khu vực Miền Bắc tình hình dịch SXHD ổn định. Chỉ ghi nhận một số ổ dịch có tính tản phát, phân bố rải rác tại Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ninh, các ổ dịch ở quy mô nhỏ. Các tỉnh/thành phố đã phối hợp kịp thời, triệt để với Ban điều hành dự án khu vực nên các ổ dịch đã được không chế nhanh chóng, không bùng phát thành dịch lớn.
Nhận định năm 2014 : Do ảnh hưởng của tình hình thời tiết dự kiến mưa nhiều, lượng mưa tăng sớm và độ ẩm cao dẫn tới sự phát triển mạnh của muỗi véc tơ truyền SXHD ở những tỉnh trọng điểm. Mặt khác hội nhập kinh tế, giao lưu giữa các vùng miền, tình trạng di dân tiếp tục phát triển tạo điều kiện cho việc tăng nguy cơ mắc SXHD, có thể gây bùng phát dịch vào vụ hè hoặc hè thu.
Dự án Phòng, chống sốt xuất huyết
Khu vực miền Bắc
Thông tin khác:
Ngày 14 – 15/6/2024 Hội Thính học Việt Nam đã phối hợp cùng Liên Chi hội Thính học Thành phố Hồ Chí Minh, Liên Chi hội Tai Mũi Họng Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam tổ chức Hội nghị Khoa học Thính Học – Tai Mũi Họng Quốc tế lần thứ III
Website tcyhdp.vjpm.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log