Thứ tư, 11/12/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Định danh một số loài mạt bụi nhà phân lập ở Việt Nam bằng phương pháp sinh học phân tử
Nghiên cứu sự thay đổi năng lực sức khỏe tâm thần về trầm cảm và rối loạn lo âu của giáo viên trung học phổ thông tại Hà Nội năm 2024
Chỉ số nhân trắc của học sinh dân tộc Gia Rai và Ba Na so với dân tộc Kinh tại trường trung học phổ thông tỉnh Gia Lai, năm 2022
Vi rút SARS-CoV-2 gây đại dịch COVID-19 lây truyền qua đường nào?
Đường không khí (tiếp xúc với dịch tiết hầu họng)
Qua đường máu

Nhìn lại chặng đường cung cấp vắc xin cho chương trình Tiêm chủng mở rộng của Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế

Cập nhật lúc 07:03 03/12/2013
Với công nghệ và công suất đã thiết lập, Viện vắc xin và sinh phẩm Y tế (IVAC) không những cung cấp đủ nhu cầu vắc xin cho Chương trình tiêm chủng mở rộng mà còn có thể cung cấp đủ nhu cầu cho toàn quốc trong nhiều năm tới (công suất vắc xin DTP: 10-15 triệu liều/năm; vắc xin VAT: 15-20 triệu liều/năm; vắc xin BCG: 6-8 triệu liều/năm; vắc xin Td: 5-10 triệu liều /năm).
Hiện nay, Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế (IVAC) sản xuất và cung cấp 4 loại vắc xin cho Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) quốc gia bao gồm: Vắc xin phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, và phòng lao. Tính từ năm 1991 đến 2012, số lượng vắc xin DPT (phòng các bệnh bạch hầu, ho gà và uốn ván) đã được cung cấp cho Chương trình trên 85 triệu liều, vắc xin VAT (phòng bệnh uốn ván và uốn ván sơ sinh) gần 120 triệu liều và vắc xin BCG (phòng bệnh lao) 51,5 triệu liều. Với việc cung cấp ổn định và an toàn hàng trăm triệu liều vắc xin các loại, Viện đã góp phần tích cực cho chương trình TCMR loại trừ uốn ván sơ sinh năm 2005, giảm thiểu tỷ lệ mắc và tử vong đối với bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván; kiểm soát tỷ lệ mắc lao mới ở trẻ em. Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế được thành lập năm 1978, với mục tiêu thực hiện chiến lược tự túc vắc xin của Đảng và Nhà nước. Để cụ thể hóa chiến lược trên, Bộ Y tế trực tiếp giao nhiệm vụ cho Viện sản xuất các loại vắc xin phòng chống các bệnh uốn ván, bạch hầu, ho gà, lao trong Chương trình tiêm chủng mở rộng TCMR và các vắc xin - sinh phẩm khác phục vụ nhân dân phòng chống dịch. Trải qua 35 năm xây dựng và trưởng thành (1978-2013), các thế hệ lãnh đạo của Viện và cán bộ công nhân viên nối tiếp nhau, kiên trì vượt qua bao gian nan, thử thách đã nỗ lực hoàn thành xuất sắc trọng trách Đảng, nhà nước và Bộ Y tế giao. Năm 1990, IVAC sản xuất thành công vắc xin phối hợp 3 thành phần phòng chống bạch hầu, ho gà, uốn ván hấp phụ (DPT) và vắc xin Uốn ván hấp phụ (VAT) với các thành phần đơn: Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà tự sản xuất trên dây chuyền lên men sinh học ở cơ sở 2 Đà Lạt là mốc lịch sử quan trọng mở đầu giai đoạn cung cấp vắc xin cho Chương trình TCMR Quốc gia. Sau khi Hội đồng khoa học của Bộ Y tế đánh giá vắc xin.DPT và VAT đạt tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng và có hiệu lực bảo vệ tốt, tháng 3/1991 Bộ Y tế ra quyết định tiêu chuẩn hóa vắc xin DPT hấp phụ do IVAC sản xuất mang mã số TCVN 908 – 91 và vắc xin VAT mang mã số TCVN 643 – 91. Cùng năm đó, UNICEF tài trợ cho Viện một dây chuyền sản xuất vắc xin BCG sống đông khô có công suất 6 – 8 triệu liều/năm, với mục tiêu giúp Việt Nam đủ khả năng sản xuất vắc xin BCG đạt tiêu chuẩn WHO khuyến cáo, cung cấp đủ nhu cầu cho chương trình tiêm chủng Quốc gia và xuất khẩu. Khâu đột phá của dự án này là cung cấp máy hàn ống vắc xin tự động trong điều kiện chân không từ Hãng Kumabe – Nhật Bản, các thiết bị kiểm soát chất lượng hiện đại, ampoule nâu đặc thù dùng trong đông khô BCG của Nhật. Trên cơ sở đánh giá độ an toàn và chất lượng vắc xin, Bộ Y tế đã tiêu chuẩn hóa vắc xin BCG mang mã số TCVN 904 – 91. Trong những năm 1992-1993 dây chuyền vắc xin BCG tiếp tục được các chuyên gia WHO và UNICEF đánh giá cao về chất lượng và độ ổn định. Thông qua dự án năm 1995 của Bộ Y tế về đầu tư cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất cho các dây chuyền sản xuất vắc xin với tổng mức dự toán 28 tỷ đồng, các hạng mục công trình liên hoàn theo “chuỗi cung ứng” khép kín đã được xây dựng bao gồm các phòng sản xuất, phòng kiểm định, phòng nghiên cứu, hệ thống cơ sở chăn nuôi súc vật thí nghiệm, nhà cung cấp dịch vụ phụ trợ hơi nóng, nước cất, phòng đóng ống vắc xin, với tổng diện tích sử dụng hơn 8.000m2 trong đó phòng sạch cấp độ 1000, 10.000 và 100.000 đạt 1.500m2. Đối với dây chuyền vắc xin DPT, nhà xưởng cho sản xuất các thành phần D, T, P đã được xây dựng ở Nha Trang thay thế cho dây chuyền cũ tại cơ sở 2 Đà lạt. Năm 1998, UNICEF tiếp tục tài trợ bổ sung một thế hệ máy mới cho dây chuyền sản xuất DTP với mục tiêu sản xuất vắc xin hướng tới đạt chuẩn WHO-GMP, bao gồm: Nồi lên men Uốn ván 600 lít, 2 nồi lên men 300 lít cho lên men Ho gà, Bạch hầu; hệ thống đóng lọ vắc xin của hãng Bosh; hệ thống nước cất AQUA – NOVA đạt tiêu chuẩn dược điển Châu Âu công suất 400 lít/giờ kèm theo hệ thống hơi nóng tinh khiết (Pure steam); lò hơi 1600 kg/h ...

Năm 1998 – 2000, dự án hợp tác ba bên giữa Viện Vắc xin và Môi trường Y tế Hà Lan (RIVM), Viện sản xuất vắc xin huyết thanh Indonesia (BioFarma) và Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế Việt Nam (IVAC), dưới sự tài trợ kinh phí của Chính phủ Hà Lan, nhằm giúp IVAC xây dựng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm từ các nguyên liệu đầu vào đến khi ra thành phẩm theo chuẩn mực “Thực hành tốt sản xuất – GMP” của khu vực ASEAN và WHO. Thông qua dự án này. Phòng Đảm bảo Chất lượng (QA) ra đời năm 1998 để triển khai hơn 200 hoạt động GMP cho dây chuyền sản xuất vắc xin Uốn ván (VAT), là mô hình áp dụng GMP đầu tiên, sau đó từng bước áp dụng cho các vắc xin khác của Viện. Năm 2007, Bộ Y tế chứng nhận dây chuyền sản xuất vắc xin VAT đạt GMP-WHO, cũng là chứng nhận GMP-WHO đầu tiên trong lĩnh vực sản xuất vắc xin ở Việt Nam. Cho đến nay tất cả các vắc xin DPT, VAT, BCG và dây chuyền đóng ống tự động đã được nhận chứng chỉ WHO-GMP của Bộ Y tế. Tính từ năm 1991 đến 2012, số loại vắc xin cấp cho Chương trình của IVAC bao gồm 4 loại trong tổng số 6 loại vắc xin cơ bản của Chương trình TCMR khởi xướng ban đầu. Trong đó số lượng vắc xin DPT đã được cung cấp cho Chương trình trên 85 triệu liều, vắc xin VAT (phòng uốn ván) gần 120 triệu liều và vắc xin BCG (phòng lao) 51,5 triệu liều. Với việc cung cấp ổn định và an toàn hàng trăm triệu liều vắc xin các loại, Viện đã góp phần tích cực cho chương trình TCMR loại trừ uốn ván sơ sinh năm 2005, giảm thiểu tỷ lệ mắc và tử vong đối với bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà; kiểm soát tỷ lệ mắc lao mới ở trẻ em.

Với vai trò đó, IVAC tham gia cùng chương trình TCMR Quốc gia đã chứng minh chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước “Tự sản xuất vắc xin trong nước cung cấp chương trình TCMR quốc gia”, tiết kiệm nguồn ngoại tệ nhập khẩu vắc xin.

Tổng kết 25 năm (1981-2006) hợp tác giữa Quĩ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và IVAC về sản xuất vắc xin cho chương trình TCMR, UNICEF chứng nhận “IVAC là nhà sản xuất hàng đầu cung cấp những vắc xin thiết yếu chất lượng cao – The IVAC, establishment of a top-quality vaccine producer that is able to produce, distribute, and monitor the quality of essential vaccines”. Ghi nhận những thành tích IVAC đạt được, Đảng và nhà nước đã tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quí: Huân chương Lao động hạng 3, hạng 2, hạng nhất; Huân chương Độc lập hạng 3 (năm 2008) và huân chương độc lập hạng 2 năm 2013. Ngày nay, với công nghệ và công suất đã thiết lập, IVAC không những cung cấp đủ nhu cầu TCMR hiện tại mà còn có thể cung cấp đủ nhu cầu cho toàn quốc trong nhiều năm tới (công suất vắc xin DTP: 10-15 triệu liều/ năm; vắc xin VAT: 15-20 triệu liều/năm; vắc xin BCG: 6-8 triệu liều/năm; vắc xin Td: 5-10 triệu liều /năm).
Lê Văn Bé, Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế
Tạp chí Y học dự phòng
Thông tin khác:
Ngày 14 – 15/6/2024 Hội Thính học Việt Nam đã phối hợp cùng Liên Chi hội Thính học Thành phố Hồ Chí Minh, Liên Chi hội Tai Mũi Họng Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam tổ chức Hội nghị Khoa học Thính Học – Tai Mũi Họng Quốc tế lần thứ III
Website tcyhdp.vjpm.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log