Thứ năm, 23/01/2025
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Định danh một số loài mạt bụi nhà phân lập ở Việt Nam bằng phương pháp sinh học phân tử
Nghiên cứu sự thay đổi năng lực sức khỏe tâm thần về trầm cảm và rối loạn lo âu của giáo viên trung học phổ thông tại Hà Nội năm 2024
Chỉ số nhân trắc của học sinh dân tộc Gia Rai và Ba Na so với dân tộc Kinh tại trường trung học phổ thông tỉnh Gia Lai, năm 2022
Vi rút SARS-CoV-2 gây đại dịch COVID-19 lây truyền qua đường nào?
Đường không khí (tiếp xúc với dịch tiết hầu họng)
Qua đường máu

Hội thảo chủ động phòng và chống dịch bệnh cúm lần thứ II

Cập nhật lúc 03:51 03/09/2014
Hội thảo "Chủ động phòng và chống dịch bệnh cúm lần thứ II" do Hội Y học dự phòng Việt Nam phối hợp với Văn phòng đại diện Cty Sanofi Pasteur tổ chức vào ngày 27/06/2014 tại tỉnh Thừa Thiên Huế
Hội thảo "Chủ động phòng và chống dịch bệnh cúm lần thứ II" do Hội Y học dự phòng Việt Nam phối hợp với Văn phòng đại diện Cty Sanofi Pasteur tổ chức vào ngày 27/06/2014 tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Hội thảo có sự tham dự của các nhà khoa học thuộc nhiều chuyên ngành đến từ các Viện vệ sinh dịch tễ, viện Pasteur khu vực, Hội Y học dự phòng Việt Nam, một số Bệnh viện chuyên khoa truyền nhiễm, nhi và bệnh phổi. 
Hội thảo đã nghe trình bày thông tin cập nhật về tình hình bệnh cúm, nguy cơ của đại dịch cúm; vi rút cúm lưu hành trên người tại Việt Nam; giám sát trọng điểm huyết thanh bệnh cúm; bệnh cúm và các bệnh mãn tính; một số vấn đề mới trong điều trị cúm biến chứng, cúm kháng thuốc; Hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ tiêm chủng vắc xin ở Thành phố Hồ Chí Minh. Các bài trình bày đưa ra những bằng chứng khoa học, cung cấp tài liệu hữu ích về cúm mùa, cúm A(H5N1) ở người, cúm A(H7N9) ; về gánh nặng bệnh tật của cúm với xã hội và cộng đồng; khuyến cáo của  Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về những tổn thất kinh tế và con người to lớn do cúm mùa gây ra hàng năm. Hội thảo nhất trí cần cảnh giác cao với các biến chủng vi rút cúm mới, nhưng trước hết chú trọng đầu tư ưu tiên cho truyền thông giáo dục và nghiên cứu các biện pháp giám sát, phòng chống cúm mùa.
Các đại biểu thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến có giá trị trong đó tập trung ở một số điểm như sau :
+ Tăng cường năng lực cho giám sát bệnh cúm, mở rộng giám sát huyết thanh và vi rút học. Đặc biệt chú ý phân tích các trường hợp cúm được giám sát trên bệnh nhân có nguy cơ cao (người già, trẻ em, người bệnh mạn tính, nhân viên y tế). Cần có nhiều hơn các bài báo khoa học cùng các bằng chứng khoa học về các bệnh nhân mắc cúm nặng liên quan đến bệnh mạn tính để có khuyến cáo dự phòng, điều trị tích cực cho đối tượng này.
+ Việc tiêm phòng cho nhóm nhân viên y tế có nguy cơ cao, bệnh nhân mạn tính và người chăm sóc lâu dài cho họ là điều cần được khuyến khích. Các bác sỹ cần khuyến cáo cho những bệnh nhân có nguy cơ cao, trong đó có bệnh nhân mắc bệnh mạn tính, về việc tiêm phòng vắc xin cúm.
+ Vấn đề cách ly hợp lý để phòng lây nhiễm chéo cúm và các bệnh đường hô hấp tại cơ sở khám chữa bệnh là một trong những biện pháp phòng chống dịch hiệu quả, tuy nhiên cần phải thực hiện đúng quy trình, từ khâu phân tuyến khám bệnh, điều trị nội ngoại trú, sàng lọc bệnh nhân nhập viện và chuyển tuyến tới việc khử trùng, vệ sinh không khí, môi trường.
Hội Y học dự phòng Việt Nam hy vọng rằng Hội thảo sẽ trở thành một hoạt động thường niên để các nhà khoa học thuộc lĩnh vực YTDP và Khám, chữa bệnh có thêm cơ hội gặp gỡ, trao đổi thông tin, đóng góp công sức và hiểu biết của mình vào việc nâng cao nhận thức của người dân, giảm gánh nặng bệnh dịch cúm cho cộng đồng.

 
Nguyễn Thu Hương
Hội Y học dự phòng Việt Nam
Thông tin khác:
Ngày 14 – 15/6/2024 Hội Thính học Việt Nam đã phối hợp cùng Liên Chi hội Thính học Thành phố Hồ Chí Minh, Liên Chi hội Tai Mũi Họng Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam tổ chức Hội nghị Khoa học Thính Học – Tai Mũi Họng Quốc tế lần thứ III
Website tcyhdp.vjpm.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log