Thứ hai, 07/07/2025
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Định danh một số loài mạt bụi nhà phân lập ở Việt Nam bằng phương pháp sinh học phân tử
Nghiên cứu sự thay đổi năng lực sức khỏe tâm thần về trầm cảm và rối loạn lo âu của giáo viên trung học phổ thông tại Hà Nội năm 2024
Chỉ số nhân trắc của học sinh dân tộc Gia Rai và Ba Na so với dân tộc Kinh tại trường trung học phổ thông tỉnh Gia Lai, năm 2022
Trang: 269
Tập 27, số 5 2017

Thực trạng đào tạo theo chế độ liên thông cho cán bộ y tế tại một số tỉnh miền trung và Tây Nguyên, Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015

The situation of accreditation training for medical staffs in a number of central and Tay Nguyen provinces in Vietnam, period 2010 – 2014
Tác giả: Dương Kim Tuấn, Trần Thị Đức Hạnh, Hoàng Ngọc Sơn, Nguyễn Minh Lợi
Tóm tắt:
Để tăng cường nhân lực cho vùng nông thôn/vùng khó khăn, Bộ Y tế đã thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nhân lực y tế liên thông. Nghiên cứu cắt ngang kết hợp định tính và định lượng được tiến hành tại 3 tỉnh miền Trung gồm Kon Tum, Quảng Nam và Quảng Trị nhằm đánh giá thực trạng đào tạo nhân lực y tế theo chế độ liên thông được tiến hành từ tháng 11/2015 đến tháng 11/2016. Kết quả nghiên cứu cho thấy tất cả các chính sách đào tạo liên thông đều có quy định ưu tiên về điểm xét tuyển dựa trên các ưu tiên tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Số lượng cán bộ được đào tạo theo hình thức liên thông có xu hướng giảm trong những năm gần đây tại các tỉnh khảo sát. Ngành nghề được cử đi đào tạo liên thông nhiều nhất là điều dưỡng. Có sự phân bố chưa phù hợp trong việc cử đi học giữa các tuyến tỉnh, huyện, xã và giữa khối lâm sàng và khối dự phòng. Các yếu tố thuận lợi cho thực hiện chính sách đào tạo liên thông bao gồm: chính sách nâng ngạch, chính sách liên thông mở cho các đối tượng khác trong khối ngành sức khỏe, chính sách hỗ trợ chi phí trong quá trình đào tạo,chính sách hỗ trợ của địa phương/đơn vị về chi phí đào tạo và thu hút nguồn nhân lực.
Summary:
In order to strengthen human resources for rural areas, the Ministry of Health has implemented policies to support the training of health workers as accreditation policy. A cross-sectional study combined qualitative and quantitative was conducted at three central provinces including Kon Tum, Quang Nam and Quang Tri to assess the status of health workers trained under the accreditation policy from November 2015 to November 2016. The results showed that all accreditation policies have specified priority admission points based on enrollment priorities of Ministry of Education and Training. Number of trained personnel in accreditation policy was in downward trend in recent years in the provinces. Trainees sent for accreditation were most nursing. There wass unconsistent distribution of attendance between provincial, district, commune levels and between the clinical and preventive medicine units. Factors conducive to the implementation of accreditation training policy include promotion policy, open communication policies for other entities in the health sector, policy to support costs for training; local policy to support training cost and attracting human resources.
Từ khóa:
cán bộ y tế, đào tạo liên thông, Tây Nguyên
Keywords:
accreditation training, accreditation traing policy, Tay Nguyen
File nội dung:
o1705269.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
Website tcyhdp.vjpm.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log