Thứ hai, 07/07/2025
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Định danh một số loài mạt bụi nhà phân lập ở Việt Nam bằng phương pháp sinh học phân tử
Nghiên cứu sự thay đổi năng lực sức khỏe tâm thần về trầm cảm và rối loạn lo âu của giáo viên trung học phổ thông tại Hà Nội năm 2024
Chỉ số nhân trắc của học sinh dân tộc Gia Rai và Ba Na so với dân tộc Kinh tại trường trung học phổ thông tỉnh Gia Lai, năm 2022
Trang: 186
Tập 27, số 5 2017

Truyền thông phòng chống HIV/AIDS dựa vào cộng đồng cho dân tộc Xơ Đăng tại một xã biên giới tỉnh Kon Tum

A community based communication program for HIV/AIDS prevention with the Xo Dang ethnic minority group in a border commune of Kontum province
Tác giả: Bế Thị Thùy Dương, Hồ Thị Hiền
Tóm tắt:
Nghiên cứu nhằm mô tả sự tiếp cận và nhu cầu tiếp cận với hoạt động truyền thông phòng, chống HIV/ AIDS dựa vào cộng đồng cho dân tộc Xơ Đăng tại xã Đắk Xú, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. Nghiên cứu sử dụng thiết kế cắt ngang, phỏng vấn sử dụng bộ câu hỏi có cấu trúc với 330 đối tượng người dân tộc Xơ Đăng. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhu cầu tiếp cận thông tin từ tờ rơi là 90,6%, 77,6% nguồn cung cấp tờ rơi từ nhân viên y tế và 77,3% sử dụng chữ viết tiếng Kinh; nhu cầu truyền thông trực tiếp là 80,3%, 67,3 tuyên truyền viên là nhân viên y tế, 80% biết sử dụng tiếng Kinh và tiếng Xơ Đăng; nhu cầu về bản tin qua loa phát thanh: 81,2% với ngôn ngữ Kinh và Xơ Đăng, tần suất phát 1 lần/tuần. Cần kết hợp giữa các hoạt động truyền thông trực tiếp, gián tiếp và truyền thông bằng cả tiếng Kinh và tiếng Xơ Đăng, tăng cường vai trò của cán bộ đặc biệt là cán bộ y tế địa phương trong hoạt động truyền thông phòng chống HIV cho dân tộc thiểu số.
Summary:
This study aimed to explore the current situation and the need for HIV/AIDS communication activities using the community - based HIV/AIDS communication model. The study employed a cross-sectional design. Data was collected from a sample of 330 ethnic Xo Dang people using a structured questionnaire. The results showed that the need for leaflets was reportedly 90.6%, 77.6% supplied by medical staff and 77.3% written by King language. About 80.3% of participants needed direct communication, 67.3% communicated by health staff, 80% used Kinh and Xo Dang language. 81.2% of participants wanted to listen to radio news in both languages once a week. The study suggests the necessity to integrate direct and indirect communication programs using both languages and the need to strengthen capacities of health staff at local level to more actively promote communication programs on HIV prevention for ethnic minorities.
Từ khóa:
Đắk Xú, dân tộc thiểu số, truyền thông cộng đồng, HIV/AIDS, Kon Tum.
Keywords:
Dak Xu, ethnic minority, community based communication, HIV/AIDS, Kon Tum
File nội dung:
o1705186.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
Website tcyhdp.vjpm.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log