Thứ ba, 03/12/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Định danh một số loài mạt bụi nhà phân lập ở Việt Nam bằng phương pháp sinh học phân tử
Nghiên cứu sự thay đổi năng lực sức khỏe tâm thần về trầm cảm và rối loạn lo âu của giáo viên trung học phổ thông tại Hà Nội năm 2024
Chỉ số nhân trắc của học sinh dân tộc Gia Rai và Ba Na so với dân tộc Kinh tại trường trung học phổ thông tỉnh Gia Lai, năm 2022
Trang: 58
Tập 34, số 6 2024 Phụ bản

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG TẠI MỘT TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI QUẬN HOÀNG MAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2023

THE CURRENT SITUATION AND SOME FACTORS RELATED TO SCHOOL VIOLENCE AT A HIGH SCHOOL IN HOANG MAI DISTRICT, HANOI CITY IN 2023
Tác giả: Vũ Nguyên Anh, Hoàng Đức Trung, Phạm Việt Cường
Tóm tắt:
Bạo lực học đường gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý và sức khỏe của học sinh từ tuổi vị thành niên đến trưởng thành. Nghiên cứu này tìm hiểu thực trạng bạo lực học đường và các yếu tố liên quan tại một trường trung học phổ thông ở Hà Nội. Nghiên cứu sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang, kết hợp định lượng và định tính trên 384 học sinh khối 10, 11 và 12. Kết quả cho thấy 13,5% học sinh từng trải qua bạo lực học đường, chủ yếu từ bạn học cùng khối khác lớp, người yêu hoặc người thân. Nữ sinh có nguy cơ bị bạo lực cao gấp 2,44 lần nam sinh (95% CI: 1,3 - 4,5). Học sinh có hạnh kiểm tốt ít bị bạo lực hơn 0,17 lần so với nhóm có hạnh kiểm trung bình (95% CI: 0,04 - 0,6), trong khi học sinh giỏi ít bị bạo lực hơn 0,13 lần so với học sinh trung bình (95% CI: 0,03 - 0,49). Về yếu tố gia đình, học sinh sống cùng mẹ có nguy cơ bị bạo lực cao hơn 10,2 lần so với học sinh sống với bố (95% CI: 3,1 - 33,6). Học sinh có bạn thân bị bạo lực cao hơn 4,9 lần so với học sinh không có bạn thân (95% CI: 1,9 - 12,5) và học sinh thường xuyên chứng kiến bạo lực có nguy cơ bị bạo lực cao hơn 2,1 lần so với học sinh hiếm khi chứng kiến (95% CI: 1,1 - 4,1).
Summary:
School violence has a serious impact on the psychology and health of students from adolescence to adulthood. This study investigated the current situation of school violence and related factors at a high school in Hanoi. The study used a cross-sectional descriptive method, combining quantitative and qualitative data on 384 students in grades 10, 11 and 12. The results showed that 13.5% of students had experienced school violence, mainly from classmates in other grades, lovers or relatives. Female students were 2.44 times more likely to experience violence than male students (95% CI: 1.3 - 4.5). Students with good conduct were 0.17 times less likely to experience violence than those with average conduct (95% CI: 0.04 - 0.6), while excellent students were 0.13 times less likely to experience violence than average students (95% CI: 0.03 - 0.49). Regarding family factors, students living with their mothers were 10.2 times more likely to experience violence than students living with their fathers (95% CI: 3.1 - 33.6). Students with close friends were 4.9 times more likely to experience violence than students without close friends (95% CI: 1.9 - 12.5), and students who frequently witnessed violence were 2.1 times more likely to experience violence than students who rarely witnessed it (95% CI: 1.1 - 4.1).
Từ khóa:
Bạo lực học đường; vị thành niên; các yếu tố liên quan; trường trung học phổ thông
Keywords:
School violence; adolescence; related factors; high school
DOI: https://doi.org/10.51403/0868-2836/2024/1922
File nội dung:
o240658.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
Ngày 14 – 15/6/2024 Hội Thính học Việt Nam đã phối hợp cùng Liên Chi hội Thính học Thành phố Hồ Chí Minh, Liên Chi hội Tai Mũi Họng Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam tổ chức Hội nghị Khoa học Thính Học – Tai Mũi Họng Quốc tế lần thứ III
Website tcyhdp.vjpm.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log