Thứ năm, 23/01/2025
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Định danh một số loài mạt bụi nhà phân lập ở Việt Nam bằng phương pháp sinh học phân tử
Nghiên cứu sự thay đổi năng lực sức khỏe tâm thần về trầm cảm và rối loạn lo âu của giáo viên trung học phổ thông tại Hà Nội năm 2024
Chỉ số nhân trắc của học sinh dân tộc Gia Rai và Ba Na so với dân tộc Kinh tại trường trung học phổ thông tỉnh Gia Lai, năm 2022
Vi rút SARS-CoV-2 gây đại dịch COVID-19 lây truyền qua đường nào?
Đường không khí (tiếp xúc với dịch tiết hầu họng)
Qua đường máu
Việt Nam tham gia chương trình hợp tác An ninh Y tế Toàn cầu

Việt Nam tham gia chương trình hợp tác An ninh Y tế Toàn cầu

Cập nhật lúc 01:47 09/08/2015
Tại Hội nghị An ninh y tế toàn cầu tại Washington DC, Hoa Kỳ ngày 26/9/2014, Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam đã cam kết tham gia tích cực vào các hoạt động của Chương trình Hợp tác An ninh y tế toàn cầu (GHS) do Chính phủ Hoa Kỳ đề xuất và được các tổ chức quốc tế đặc biệt là Tổ chức Y tế Thế giới và Tổ chức Nông lương Thế giới ủng hộ mạnh mẽ
Tại Hội nghị An ninh y tế toàn cầu tại Wash­ington DC, Hoa Kỳ ngày 26/9/2014, Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam đã cam kết tham gia tích cực vào các hoạt động của Chương trình Hợp tác An ninh y tế toàn cầu (GHS) do Chính phủ Hoa Kỳ đề xuất và được các tổ chức quốc tế đặc biệt là Tổ chức Y tế Thế giới và Tổ chức Nông lương Thế giới ủng hộ mạnh mẽ. Việt Nam cam kết hoạt động như là một trong những quốc gia dẫn đầu về phòng chống bệnh lây truyền từ động vật sang người theo mô hình Một sức khỏe (One Health) cũng như đóng góp tích cực trong việc triển khai và hoàn thiện mô hình Trung tâm Đáp ứng tình huống khẩn cấp (Emergency Operations Center - EOC). Các gói hành động của GHS đã được chính thức phê chuẩn tại Hội nghị An ninh Y tế toàn cầu ở Washington DC, tháng 9/2014, bao gồm các thành phần cụ thể như sau:
Phát hiện sớm các nguy cơ và dịch bệnh (Detect).
o Tăng cường năng lực giám sát.
o Tăng cường năng lực xét nghiệm.
o Nâng cao năng lực ứng phó, điều tra, báo cáo, phân tích dịch tễ học.
• Đáp ứng kịp thời và hiệu quả (Respond).
o Tăng cường năng lực điều phối của Văn phòng EOC.
o Tăng cường khả năng đáp ứng liên ngành.
o Tăng cường năng lực quản lý, báo cáo và chia sẻ thông tin.
o Tăng cường năng lực cho các đội cơ động chống dịch.
• Ngăn ngừa những thảm họa có thể tránh được (Prevent).
o Đảm bảo nguồn cung cấp thực phẩm và dược phẩm an toàn.
o Giảm nguy cơ kháng thuốc.
o Tăng cường an toàn, an ninh sinh học.
o Tiêm chủng.
Từ năm 2015, Việt Nam triển khai Dự án  "Tăng cường năng lực thực hiện An ninh Y tế toàn cầu tại Việt Nam" nằm trong khuôn khổ hợp tác y tế giữa Bộ Y tế Việt Nam và Bộ Y tế Hoa Kỳ. Mục tiêu chung của Dự án là "Nâng cao năng lực giám sát, phát hiện sớm và đáp ứng với các dịch bệnh đặc biệt đối với các dịch bệnh nguy hiểm, mới nổi nhằm duy trì và tăng cường năng lực thực hiện Điều lệ Y tế Quốc tế". Các mục tiêu cụ thể gồm: (i) Tăng cường và thiết lập các hệ thống giám sát dịch bệnh nhằm phát hiện sớm để có biện pháp xử lý kịp thời; (ii) Nâng cao khả năng đáp ứng nhanh và xử lý các ổ dịch, không để lây lan và (iii) Chủ động phòng chống và làm giảm nguy cơ bùng phát của dịch bệnh.
Dự án có những nội dung hoạt động cụ thể sau đây:
1. Chuẩn hóa quy trình hoạt động của Văn phòng đáp ứng khẩn cấp phòng chống dịch bệnh (EOC) bao gồm đào tạo cán bộ, xây dựng cơ chế, quy trình hoạt động, nguồn lực cho việc quản lý và vận hành văn phòng EOC, đảm bảo chức năng đầu mối tiếp nhận, tổng hợp, phân tích và chia sẻ thông tin về dịch bệnh khẩn cấp và điều phối các hoạt động phòng chống dịch bệnh khẩn cấp trên phạm vi toàn quốc.
2. Tăng cường năng lực xét nghiệm cho hệ thống xét nghiệm y tế công cộng, đặc biệt tại 4 Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur, trong việc phát hiện, xét nghiệm và khẳng định tác nhân gây bệnh mới nổi và bệnh ưu tiên, quy chuẩn hóa trang thiết bị phòng thí nghiệm, đội ngũ nhân viên, và quy trình xét nghiệm, tăng cường an toàn sinh học và an ninh sinh học trong phòng thí nghiệm, đồng thời tăng cường sự trao đổi thông tin về xét ng­hiệm giữa 4 Viện và với Văn phòng EOC.
3. Cập nhật, mở rộng và liên kết hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm tại các tuyến để cung cấp các báo cáo kịp thời, đầy đủ, toàn diện và đáp ứng khẩn cấp đối với các sự kiện y tế công cộng trong nước và được quốc tế quan tâm.
4. Tăng cường và mở rộng chương trình đào tạo cho cán bộ y tế trực tiếp tham gia công tác giám sát, đáp ứng chống dịch, ưu tiên các loại hình đào tạo dịch tễ học thực địa (FETP), cung cấp cho học viên các tài liệu học tập và hỗ trợ tham dự các hội nghị khoa học chia sẻ kinh nghiệm.
5. Triển khai hệ thống giám sát đối với bệnh viêm đường hô hấp cấp tính nặng (SARI) đối với một số vi rút gây bệnh hô hấp phổ biến, dựa trên hệ thống giám sát cúm đã có và sử dụng hệ thống xét nghiệm đa tác nhân, nâng cao hệ thống báo cáo số liệu trong phòng thí nghiệm.
6. Hỗ trợ thiết lập hệ thống giám sát kháng thuốc quốc gia, giám sát các vi sinh vật kháng thuốc và sử dụng kết quả để xây dựng chính sách phù hợp.
7. Tăng cường hợp tác phòng chống bệnh lây truyền từ động vật sang người giữa ngành Y tế - Nông nghiệp, đồng thời thúc đẩy hợp tác đa ngành trong các hoạt động phòng chống bệnh dịch.
Trong khuôn khổ Chương trình GHS, Chính phủ Hoa Kỳ đã hỗ trợ Văn phòng EOC của Bộ Y tế các trang thiết bị và kỹ thuật để hoàn thiện các chức năng của Văn phòng. Buổi lễ khánh thành có sự tham dự của Bà Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, Ông Ted Osius, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam cùng đại diện các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur khu vực, đại diện các tổ chức quốc tế CDC, DTRA, US­AID, WHO, FAO, UNDP, UNICEF và các đại biểu từ các đơn vị liên quan khác trong nước.
Trong thời gian tới, với những điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật đã được trang bị một cách hoàn thiện cùng với sự tham gia tích cực của các thành viên Văn phòng EOC, sự hỗ trợ của các Tổ chức quốc tế, EOC Việt Nam sẽ tiếp tục phát huy vai trò trong việc chia sẻ thông tin và điều phối các hoạt động phòng chống dịch bệnh một cách hiệu quả, tạo được sự gắn kết giữa các đơn vị trong và ngoài Bộ Y tế, trong nước và quốc tế, từng bước mở rộng hoạt động của mình để chủ động ứng phó hiệu quả với các sự kiện y tế công cộng.
Đỗ Hoàng Thắng
Văn phòng EOC- Bộ Y tế
Thông tin khác:
Ngày 14 – 15/6/2024 Hội Thính học Việt Nam đã phối hợp cùng Liên Chi hội Thính học Thành phố Hồ Chí Minh, Liên Chi hội Tai Mũi Họng Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam tổ chức Hội nghị Khoa học Thính Học – Tai Mũi Họng Quốc tế lần thứ III
Website tcyhdp.vjpm.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log