Thứ tư, 11/12/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Định danh một số loài mạt bụi nhà phân lập ở Việt Nam bằng phương pháp sinh học phân tử
Nghiên cứu sự thay đổi năng lực sức khỏe tâm thần về trầm cảm và rối loạn lo âu của giáo viên trung học phổ thông tại Hà Nội năm 2024
Chỉ số nhân trắc của học sinh dân tộc Gia Rai và Ba Na so với dân tộc Kinh tại trường trung học phổ thông tỉnh Gia Lai, năm 2022
Vi rút SARS-CoV-2 gây đại dịch COVID-19 lây truyền qua đường nào?
Đường không khí (tiếp xúc với dịch tiết hầu họng)
Qua đường máu

Bàn về phương pháp cách ly những người từ vùng có dịch COVID-19

Cập nhật lúc 11:33 25/08/2020
Hiện nay Việt Nam đã bước vào giai đoạn đón tiếp nhiều người đến từ những quốc gia hay vùng lãnh thổ đang có dịch COVID-19. Họ là những người chưa chắc đã nhiễm virut nhưng họ đến từ những vùng có nguy cơ nhiễm cao. Xuất phát từ mục đích phòng bệnh và phát hiện sớm người nhiễm virus, chúng ta cần cách ly họ một thời gian nhất định
Hiện nay Việt Nam đã bước vào giai đoạn đón tiếp nhiều người đến từ những quốc gia hay vùng lãnh thổ đang có dịch COVID-19. Họ là những người chưa chắc đã nhiễm virut nhưng họ đến từ những vùng có nguy cơ nhiễm cao. Xuất phát từ mục đích phòng bệnh và phát hiện sớm người nhiễm virus, chúng ta cần cách ly họ một thời gian nhất định. Đương nhiên  những người có dấu hiệu dương tính cần phải cách ly nghiêm ngặt tại bệnh viện, nhưng những người chưa có dấu hiệu dương tính đến từ vùng dịch đang lưu hành  cũng cần cách ly trong thời gian ủ bệnh (14 – 15 ngày), sau đó họ mới được hoà vào sống vơi cộng đồng như người bình thường. Chúng ta giao cho các địa phương đặc biệt là quân đội đón những người này tại sân bay  về và thực hiện cách ly tại địa phương. Song, một câu hỏi nên đặt ra là cách ly như thế nào đối với những nhóm người này? Theo chúng tôi cần xem xét hai vấn đề:
1. Phải hiểu rõ mục đích của việc cách ly này: Có hai mục đích song hành: (i) Một là cách ly để ngăn cản việc lây bệnh ra công đồng lớn cả nước; (ii) Hai là cách ly để không lây lan giữa những nhóm  người này với nhau và nhanh chóng xác nhận người nào chưa bị  nhiễm.
Hiện nay chúng ta mới chú ý nhiều đến mục đích thứ nhất mà ít để ý đến mục đích thứ hai. Mục đích thứ hai cũng quan trọng không kém mục đích thứ nhất, ở chỗ: (1) nhanh chóng cách ly họ ra khỏi cộng đồng có nguy cơ nhiễm, không để họ tiếp xúc lâu trong cộng đồng có nguy cơ nhiễm, nếu để họ tiếp xúc lâu trong cộng đồng có cơ nguy cơ nhiễm thì lại chính là tăng khả năng lây chéo trong cộng động đó. (2) Khi cách ly được họ ra khỏi nguy cơ nhiễm thì đỡ tốn kém cho việc cách ly và ít phải lo việc tái cách ly.
2. Theo ý của chúng tôi trong hoàn cảnh nêu trên, ta không nên cách ly một số đông người vào cùng một  địa điểm, nhất là địa điểm đó lại hẹp và có thể tiếp xúc nhiều người với nhau (như phòng chờ đợi, xe vận chuyển…). Việc này phải quán triệt ngay từ khi tập hợp họ tại sân bay để phổ biến, chờ đợi và ngay cả vận chuyển. Nên cố gắng phân thành nhóm nhỏ ngay từ đầu, càng sớm càng tốt. Cách triệt để  nhất là cách ly từng nhóm nhỏ riêng biệt (khoảng 10 -15 người). Mỗi nhóm cách ly bằng cách vận chuyển một xe riêng và ở tại một địa điểm tách rời nhau (không được tiếp xúc với nhau). Nói tách rời không có nghĩa là là phải ở những địa điểm xa nhau. Ngay trong một doanh trại quân đội hay một khách sạn ta phải phân vùng để cách ly nhóm nhỏ, không cho nhóm người nhóm này tiếp xúc với nhóm người khác. Nếu làm được giải pháp này thì trong trường hợp có người dương tính mới xuất hiện trong một nhóm, ta có thể loại trừ khả năng nhiễm ở các nhóm khác nếu họ không có biểu hiện nhiễm và không cần cách ly tiếp các nhóm này. Còn nếu ta cách ly nhóm rất đông người (vài chục hay nhiều hơn) thì nếu có một người biểu hiện bệnh ta phải tiếp tục cách ly cả số đông đó hoặc tái cách ly tất cả số người trong nhóm lớn đó. Như vậy việc cách ly số đông người trong cùng địa điểm lại trở thành điều kiện lây nhiễm. Hơn nữa cách ly nhóm ít người hay nhóm nhiều người còn phụ thuộc vào người đó về từ vùng dich tễ nào. Ví dụ trong tình hình hiện nay những người từ Mỹ, Ý, Anh về phải cách ly một người một phòng vì nguy cơ lây nhiễm cao hơn các vùng dịch tễ khác. Cần nhớ là SARS-CoV-2 phát tán ngay khi chưa có triệu chứng như sốt, ho…. Thời gian ủ bệnh có thể là 14 ngày hay dài hơn. Vấn đề quan trọng là cần xác định cơ sở khoa học của công tác tổ chức cách ly./.
GS.TSKH Phạm Mạnh Hùng
Nguyên Thứ trưởng Bộ Y Tế, Nguyên Phó trưởng ban Ban TGTW, Nguyên Chủ tịch Tổng hội YHVN
Thông tin khác:
Ngày 14 – 15/6/2024 Hội Thính học Việt Nam đã phối hợp cùng Liên Chi hội Thính học Thành phố Hồ Chí Minh, Liên Chi hội Tai Mũi Họng Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam tổ chức Hội nghị Khoa học Thính Học – Tai Mũi Họng Quốc tế lần thứ III
Website tcyhdp.vjpm.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log