Thứ tư, 08/01/2025
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Định danh một số loài mạt bụi nhà phân lập ở Việt Nam bằng phương pháp sinh học phân tử
Nghiên cứu sự thay đổi năng lực sức khỏe tâm thần về trầm cảm và rối loạn lo âu của giáo viên trung học phổ thông tại Hà Nội năm 2024
Chỉ số nhân trắc của học sinh dân tộc Gia Rai và Ba Na so với dân tộc Kinh tại trường trung học phổ thông tỉnh Gia Lai, năm 2022
Trang: 45
Tập 34, số 7 2024 Phụ bản

Đặc điểm dịch tễ học Hội chứng cúm tại khu vực phía Nam giai đoạn 2018-2023

Epidemiology characteristics of Influenza-like illness in Southern Region 2018-2023
Tác giả: Hồ Ngọc Hiền Nhơn, Nguyễn Viết Thinh, Lương Chấn Quang, Phan Thị Ngọc Uyên, Hoàng Thị Liên, Lê Nguyễn Duy Thịnh, Trần Công Khả, Trần Anh Tuấn, Nguyễn Quốc Kiên, Nguyễn Hồng Đăng, Đoàn Ngọc Minh Quân, Cao Minh Thắng, Nguyễn Thu Ngọc, Nguyễn Vũ Thượng, Huỳnh Tuyết Trang, Phan Văn Phúc, Võ Minh Cảnh, Nguyễn Văn Kiên
Tóm tắt:
Hệ thống Giám sát trọng điểm Hội chứng cúm khu vực phía Nam giai đoạn 2018-2023 từ nguồn kinh phí Ngân sách nhà nước được thiết lập tại huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) và huyện Cái Bè (Tiền Giang) nhằm giám sát và phát hiện sớm biến chủng vi rút cúm. Hệ thống triển khai gián đoạn vào năm 2021, chỉ triển khai vào các tháng cuối năm 2020, 2022 và 2023 do cần thời gian lập kế hoạch và phân bổ nguồn lực. Kết quả thu được 2.355 bệnh nhân hội chứng cúm và tỷ lệ xét nghiệm dương tính vi rút cúm là 18,6%, cao nhất vào tháng 10, với 3 phân typ A/H1N1pdm09, A/H3 và cúm B. Nhóm tuổi 0-9 tuổi có tỷ lệ dương tính cao nhất (26,3%), trong khi nhóm ≥60 tuổi có tỷ lệ dương tính thấp nhất (6,4%). Tỷ lệ mắc cúm ở nam (48,4%) và nữ (51,6%) gần tương đương. Đa phần bệnh nhân là học sinh-sinh viên (46,4%) với tỷ lệ dương tính 48,7% liên quan đến phân bố độ tuổi. Duy trì hệ thống Giám sát trọng điểm Hội chứng cúm để kịp thời phát hiện sự biến đổi vi rút cúm là cần thiết, góp phần vào biện pháp chủ động phòng cúm trong cộng đồng.
Summary:
The influenza-like illness (ILI) in the Southern region from 2018 to 2023, funded by the national budget, was set up in Xuan Loc district, Dong Nai province, and Cai Be district, Tien Giang province to monitor and early detection of influenza virus mutations. The surveillance system was interrupted in 2021 and only implemented in the last months of 2020, 2022, and 2023 due to the need for planning and resource allocation. Surveillance system recorded 2,355 ILI patients with a positive rate of 18.6%, peaking in October. Three subtypes A/H1N1pdm09, A/H3 and B were co-circulated around the yaer. The highest positive rate was found in the 0-9 age group (26.3%), while the lowest was among the elderly (≥60 years) at 6.4%. Infection rates between males (49.3%) and females (50.7%) were similar. Students were the most affected group (46.4%), with a positivity rate of 48.7% relevant to the age distribution. Maintaining the sentinel ILI surveillance system is essential for the timely detection of influenza virus variants, contributing to proactive measures to prevent influenza in the community.
Từ khóa:
Hội chứng cúm; khu vực phía Nam; giám sát trọng điểm
Keywords:
Influenza-like illness; southern region; sentinel surveillance
DOI: https://doi.org/10.51403/0868-2836/2024/2010
File nội dung:
o240745.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
Ngày 14 – 15/6/2024 Hội Thính học Việt Nam đã phối hợp cùng Liên Chi hội Thính học Thành phố Hồ Chí Minh, Liên Chi hội Tai Mũi Họng Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam tổ chức Hội nghị Khoa học Thính Học – Tai Mũi Họng Quốc tế lần thứ III
Website tcyhdp.vjpm.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log