Trang: 195
Tập 34, số 7 2024 Phụ bản
Uốn ván sơ sinh; di dân mưu sinh; tiêm chủng; loạt ca bệnh
Case series report of neonatal tetanus in the southern region, 2023
Tác giả: Trương Công Hiếu, Trương Thị Thuỳ Dung, Hồ Vĩnh Thắng, Võ Ngọc Quang, Châu
Văn Lượm, Viên Đặng Khánh Linh, Nguyễn Thị Huyền, Trịnh Trung Trực, Phan Thị
Quỳnh Trâm, Trần Nhật Quỳnh, Phạm Duy Quang, Lương Chấn Quang, Nguyễn Vũ
Thượng
Tóm tắt:
Mặc dù Việt Nam đạt mục tiêu loại trừ bệnh uốn ván sơ sinh (UVSS) từ năm 2005, các ca bệnh vẫn xuất
hiện rải rác. Tháng 7-8 năm 2023, bốn ca UVSS được ghi nhận tại Bình Phước (3 ca) và Bà Rịa-Vũng Tàu
(1 ca), đe doạ thành quả này. Nghiên cứu này mô tả một số đặc điểm dịch tễ học, xác định các yếu tố nguy
cơ và đánh giá thực hành tiêm chủng cũng như các đáp ứng tại các khu vực có ca bệnh. Hồ sơ bệnh án,
phỏng vấn các bà mẹ, và khảo sát tỷ lệ tiêm chủng cho trẻ em < 4 tuổi, phụ nữ mang thai hoặc có con < 2
tuổi được thực hiện. Các bà mẹ đều là dân tộc thiểu số (H'Mông, S’tiêng), làm công nhân cao su, sống xa
trạm Y tế, không quản lý thai kỳ và không tiêm vắc xin phòng uốn ván (VXPUV) khi mang thai. Ba bà mẹ
di cư từ miền Bắc, các trẻ đều sinh tại nhà với dụng cụ cắt rốn không vô khuẩn. Tại hai xã có ca bệnh ở
Bình Phước, tỷ lệ sinh tại cơ sở y tế chỉ đạt 61,5% và 64,7%, trong khi tỷ lệ tiêm từ 2 mũi VXPUV là 33,3%
và 60,0%. Đánh giá toàn diện hơn về tiêm chủng và các yếu tố nguy cơ của UVSS là cần thiết để đưa ra
các biện pháp can thiệp hiệu quả.
Summary:
Despite Vietnam’s achievement in
eliminating neonatal tetanus (NNT) since 2005,
sporadic cases are still being recorded. In July
and August 2023, four cases were demerged
in Binh Phuoc (three cases) and Ba Ria-Vung
Tau (one case), posing a threat to this public
health milestone. This study describes the
epidemiological characteristics of NNT cases,
identifies risk factors, and assesses vaccination
practices and responses in areas with reported
cases. Medical records, interviewing mothers,
and surveying community vaccination
coverage for children ≤ 4 years old, pregnant
women, or mothers of children under two
years old in affected areas were conducted. All
mọthers were ethnic minorities (H’Mong and
S’tieng), working as rubber-tapping laborers, living far from community health centers, and
had not registered for antenatal care or received
tetanus toxoid (TT) vaccines during pregnancy.
Three of four mothers had migrated from the
North, and all deliveries occurred at home,
assisted by relatives using unsterile tools for
cord-cutting. In the two affected communes
of Binh Phuoc, institutional delivery rates
were 61,5% and 64,7%, while the TT vaccine
coverage (two doses) among pregnant women
was only 33,3% and 60,0%. A comprehensive
assessment of vaccination coverage and risk
factors for NNT is essential to implement more
effective interventions.
Từ khóa:
Uốn ván sơ sinh; di dân mưu sinh; tiêm chủng; loạt ca bệnh
Keywords:
Neonatal tetanus, livelihood migration, immunization, case series
DOI: https://doi.org/10.51403/0868-2836/2024/2027
File nội dung:
o2407195.pdf
Tải file: