Trang: 21
Tập 34, số 7 2024 Phụ bản
Tổng quan về gánh nặng bệnh tật, nguyên nhân, cơ chế, phương pháp chẩn đoán, phòng ngừa và điều trị nhiễm độc thần kinh do chì ở trẻ em
A review of lead neurotoxicity in children: disease burden, causes, mechanisms, diagnosis methods, prevention and treatment
Tác giả: Trần Thị Hồng Kim, Nguyễn Anh Duy
Tóm tắt:
Chì là kim loại có độc tính cao, tác động đến nhiều cơ quan trong cơ thể, chủ yếu đến hệ thần kinh đang
phát triển. Trẻ em chịu ảnh hưởng độc tính của chì cao hơn người lớn. Do tính tương đồng với các cation
hóa trị hai như calcium, zinc, và magnesium nên chì gây cản trở các tín hiệu thần kinh và các cơ chế được
điều hòa hoặc xúc tác bởi những cation này. Các tác động thần kinh của chì bao gồm tổn thương não,
chậm phát triển trí tuệ, rối loạn các vấn đề về hành vi, tổn thương thần kinh có thể gây nên bệnh Alzheimer,
bệnh Parkinson, và tâm thần phân liệt khi trưởng thành. Xét nghiệm chì máu thường dùng để chẩn đoán
nhiễm độc chì. Phương pháp điều trị là dùng các loại thuốc gắp chì nhưng ngăn ngừa tiếp xúc trực tiếp với
chì là phương pháp tốt nhất nhằm tránh những hậu quả bệnh tật. Bài tổng quan cập nhật và đánh giá gánh
nặng bệnh tật do nhiễm độc chì ở trẻ em, nguyên nhân và cơ chế nhiễm độc thần kinh của chì, phương
pháp chẩn đoán, phòng ngừa và điều trị nhiễm độc chì.
Summary:
Lead, a toxic heavy metal, affecting various
organ systems, primarily affects the central
nervous system, particularly the developing
brain. Children are more affected by lead
toxicity than adults. Due to its similarity to
divalent cations, namely calcium, zinc, and
magnesium, lead capable of interferering with
signaling cascades and mechanisms mediated/
regulated by these cations. Within the brain,
lead-induced damage can lead to a variety of
neurological disorders such as brain damage,
mental retardation, behavioral problems, nerve
damage, and possibly Alzheimer’s disease,
organ systems, primarily affects the central
nervous system, particularly the developing
brain. Children are more affected by lead
toxicity than adults. Due to its similarity to
divalent cations, namely calcium, zinc, and
magnesium, lead capable of interferering with
signaling cascades and mechanisms mediated/
regulated by these cations. Within the brain,
lead-induced damage can lead to a variety of
neurological disorders such as brain damage,
mental retardation, behavioral problems, nerve
damage, and possibly Alzheimer’s disease,
Parkinson’s disease, and schizophrenia. Blood
lead tests should be used for lead poisoning.
Medical treatment is chelation therapy but the
best approach is to prevent direct exposure to
lead and thus preclude future consequences.
The review highlights the burden of lead
poisoning disease in children, causes and
mechanisms of lead neurotoxicity in children,
diagnosis methods, prevention and treatment.
Từ khóa:
Nhiễm độc chì ở trẻ em; gánh nặng bệnh tật; cơ chế nhiễm độc thần kinh của chì; chẩn đoán nhiễm độc chì
Keywords:
Lead poisoning in children; lead neurotoxicity; lead exposure; lead poisoning diagnosis
DOI: https://doi.org/10.51403/0868-2836/2024/2007
File nội dung:
r240721.pdf
Tải file: